Theo báo cáo, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, bao gồm cả các dòng vốn vào châu Á.
Trong khi FDI trên toàn cầu tăng trung bình 5% trong suốt giai đoạn 2000-2007 thì đến giai đoạn 2007-2009 đã giảm trung bình 22%/năm.
(Nguồn: ADB)
Mức giảm này thậm chí còn sắc nét hơn đối với EU-15, nơi dòng vốn FDI đăng kí trung bình tăng khoảng 37%/năm trong suốt giai đoạn nêu trên. Đối với 15 nền kinh tế khu vực Đông Á và Đông Nam Á, FDI chỉ giảm 8% mỗi năm. Kết quả là, trong khi FDI tại khu vực này chỉ vào khoảng 23% mức FDI của EU-15 trong năm 2000 thì đến hiện tại, quy mô đã ngang bằng nhau.
Dòng vốn FDI trong 13 nền kinh tế khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã tăng lên bất chấp sự suy giảm toàn cầu trong dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ FDI nội vùng trong tổng dòng vốn tăng từ 44.6% của năm 2007 lên đến 60% của năm 2009.
(Nguồn: ADB)
Tuy nhiên, phải thận trọng với các số liệu nêu trên bởi một số vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư thông qua quốc gia thứ ba. Ví dụ, FDI từ Trung Quốc chủ yếu thông qua quần đảo Virgin của Anh, quần đảo Caynam và từ Hong Kong.
FDI tại ASEAN
Nguồn vốn FDI tích lũy trong ASEAN vẫn còn nhỏ so với khu vực Đông Á. Vào năm 2008-2010, trong nội bộ ASEAN, nguồn vốn FDI tích lũy đạt 27 tỷ USD tương đương 16.7% tổng số tích lũy vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Con số này cũng gần như tương tự dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2006-2008. Những dòng vốn lớn nhất sẽ đến Indonesia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia.
(Nguồn: ADB)
Các dòng vốn FDI đến từ bên ngoài ASEAN vẫn là các nguồn chi phối vốn đầu tư trực tiếp của khu vực. Dòng vốn đã đăng kí từ 155.9 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2008 giảm xuống còn 134.6 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2010. Các nước khác tại châu Á có đóng góp lớn nhất cho dòng vốn FDI tại ASEAN với 39.5 tỷ USD.Tiếp đến là khu vực EU với đóng góp 33.2 tỷ USD.
Theo Stox/ADB