Chúng tôi đến thăm gia đình người mẹ nghèo khó, đông con ấy (Chị Nguyễn Thị Hương, ở xóm 6, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Lúc bấy giờ đã quá trưa sang chiều vậy mà chị vẫn chưa đi làm về, phải đợi một lúc lâu sau mới thấy chị tất tưởi đạp xe về trước ngõ.
Vừa kịp dừng xe đạp trước cửa nhà, đàn con lít nhít nhà chị đã chạy ùa ra quấn lấy mẹ, mắt đứa nào cũng hau háu nhìn vào 2 cái túi ni lông treo trên ghi đông. Tội nghiệp, chắc chúng đói lắm, sau khi chia cơm và chút thức ăn còn thừa của khách mà chủ quán cho đem về, chị dành chút cơm lẫn ít cháy hơn và ít thịt vụn, đem vào buồng cho đứa con trai 7 tuổi đang lay lắt vì bệnh tim nặng.
Căn buồng chật hẹp, ẩm thấp sực mùi nước tiểu này với độc một cái giường là chỗ ngủ chị Hương và 3 đứa con trai.
Căn buồng chật hẹp, ẩm thấp sực mùi nước tiểu này với độc một cái giường là chỗ ngủ chị Hương và 3 đứa con trai.
Trong căn buồng chật chội tăm tối, sực mùi nước tiểu, Thành mệt lả nằm thiêm thiếp, thấy bước chân mẹ vào, em cố ngóc đầu dậy rồi lại nằm vật xuống, có lẽ em đã quá mệt. Chị Hương nâng đầu con trai bón từng miếng cơm nguội khô khốc mà nước mắt rơi lã chã.
Ái ngại nhìn đàn con lít nhít và “ căn nhà” tồi tàn gia đình chị đang sống, tôi không khỏi thương cảm và có phần trách móc. Như hiểu được suy nghĩ của tôi chị Hương cúi mặt sụt sịt kể. Do hoàn cảnh đặc biệt của gia đình nhà chồng, bố chồng chị (bác Trần Văn Lý, 70 tuổi), là cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam và 2 em trai chồng cũng bị di chứng của chất độc da cam do ảnh hưởng từ cha.
Cậu bé Đạt mới được một Nhà Dòng tài trợ phẫu thuật, với vết mổ dài trên ngực.
Chồng chị là con cả trong gia đình, nên khi sinh lần lượt 2 bé gái là Trần Thị Kim Lệ (sinh 2003) và Trần Thị Hoa (sinh 2005), chị cảm thấy rất áy náy và như là có lỗi với gia đình nhà chồng. Nhất là khi phát hiện bé Lệ bị khuyết tật ngôn ngữ và có dấu hiệu của bệnh thiểu năng trí tuệ. Năm 2007, anh chị quyết định sinh thêm lần thứ 3, lần này chị sinh đôi 2 cháu là Trần Quốc Thành và Trần Quốc Đạt.
Ôm chặt 2 đứa con trai song sinh đáng thương vào lòng, chi Hương đau đớn khi nghĩ đến bệnh tật của bọn trẻ!
Cậu bé Đạt mới được một Nhà Dòng tài trợ phẫu thuật, với vết mổ dài trên ngực.
Cậu bé Đạt mới được một Nhà Dòng tài trợ phẫu thuật, với vết mổ dài trên ngực.
Thành và Đạt ra đời, 2 em là ước mơ là kỳ vọng của cả dòng họ và gia đình, nhưng ác thay, ngay từ khi mới sinh 2 em cùng mắc bệnh tim bẩm sinh thể phức tạp. Khi bác sĩ cho biết tin chị đã ngất xỉu, nằm liệt giường đến cả tháng trời mới gượng dậy được. Nhưng rồi nghĩ phải có con trai khỏe mạnh đê nối dõi tông đường nhà chồng, chị sinh thêm lần nữa, năm 2010 cháu Trần Đức Chung ra đời.
5 đứa con, đến nhà khá giả cũng còn chật vật, huống hồ hoàn cảnh nhà chị, nhất là khi có đến 3 đứa cùng bệnh tật. Chồng chị (anh Trần Ngọc Phong, 35 tuổi) cả năm phải theo các công trình xây dựng, làm xách vữa, phụ hồ, cố gắng lắm thì số tiền gửi về cho vợ hàng tháng cũng chẳng đủ để mua thuốc cho con. Còn chị thì bươn chải đủ nghề, từ giúp việc nhà, bán rau, đan lát.., hiện làm thuê quán cơm, vì chị nghĩ, tiền công làm thuê tuy ít nhưng được cái chủ quán tốt bụng, cho cơm và ít thức ăn khách ăn thừa đem về, thì bọn trẻ còn có cái ăn.
Còn Thành không có tiền phẫu thuật sửa tim, nên em chỉ biết nằm lả trên giường thế này
Còn Thành không có tiền phẫu thuật sửa tim, nên em chỉ biết nằm lả trên giường thế này.
Khi tôi hỏi về bệnh tình của Thành và Đạt, như chạm vào nỗi đau quá lớn, người mẹ tội nghiệp òa khóc nức nở : “ Bác sĩ bảo, bệnh của 2 cháu phải phẫu thuật, nhưng nhà em đến tiền lo ăn cho các cháu còn chẳng có…Thì tiền đâu mà mổ cho 2 đứa…Thằng Thành nó yếu lắm, mỗi lần nó ngất em tưởng đã mất con rồi…Nhưng bây giờ em cũng chẳng phải biết làm sao nữa!? ”
Kìm nén cảm xúc để khỏi bật lên tiếng nấc, tôi chỉ biết nghẹn lời an ủi chị, bớt xúc động chị cho tôi được biết thêm, có một nhà dòng đã tài trợ mổ cho Đạt, giờ sức khỏe của em đã khá hơn, hàng tháng em vẫn phải đến viện khám và uống thuốc. Còn bệnh tình của Thành thì ngày càng nặng, em nhiều lần ngất xỉu trên lớp, chị Hương đã phải viết cam kết với nhà trường, để Thành được đi học tiếp.
Hiện tại các loại thuốc chẳng còn mấy tác dụng với Thành nữa, để tiếp tục sống, em cần phải được làm phẫu thuật càng sớm càng tốt. Muốn sửa được quả tim cho Thành thì phải trải qua nhiều ca phẫu thuật. Cầm trên tay giấy hẹn của bác sĩ về ca phẫu thuật đầu tiên với chi phí lên tới 52 triệu, số tiền khổng lồ thế này, gia đình biết chị tìm đâu ra bây giờ. Không còn cách nào khác, chị đành đau đớn đớn để con ở nhà trông chờ phép màu của số phận.Còn Thành không có tiền phẫu thuật sửa tim, nên em chỉ biết nằm lả trên giường thế này.
Tờ giấy hẹn nhập viện phẫu thuật của Thành, chị Hương như chết đứng với khoản tiền phí quá lớn, chị chỉ còn biết để con trai nằm nhà, trông chờ phép màu xuất hiện…
Anh Hoàng Xuân Phúc chủ tịch UBND xã Như Phương ái ngại cho biết : “Hoàn cảnh nhà chị Hương rất cơ cực, đông con lại có 3 đứa con cùng mắc bệnh, đặc biệt là 2 cháu Thành và Đạt. Hiện xã đang xin chế độ trợ cấp nạn nhân chất độc da cam cho 3 cháu Lệ, Thành và Đạt. Địa phương cũng khó khăn nên thi thoảng cũng chỉ giúp được ít gạo cứu đói cho gia đình thôi. Qua đây chúng tôi cũng rất mong mỏi báo dân trí, cùng các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình chị Hương vượt qua lúc khó khăn này”.
Chia tay gia đình chị Hương, lòng tôi trĩu nặng với bao trăn trở, cái vẻ ngờ nghệch của cháu Lệ khiến tôi không khỏi day dứt, hình ảnh cơ thể gầy gò, tím tái của Thành và Đạt thì cứ ám ảnh tôi mãi không thôi. Có lần chị Hương đã nói đến…mất con. Cái sự đau thương ấy có lẽ đang dần hiện hữu, bởi tính mạng của Thành hiện như “đèn treo trước gió”, trong khi bố mẹ của em thì vẫn chưa nghĩ được cách gì để cứu con.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Nguyễn Thị Hương
Địa chỉ: xóm 6, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
ĐT : 0963 089 311
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Tuthien.vn
1. Mã số 1709: Chị Nguyễn Thị Hương địa chỉ xóm 6, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
ĐT : 0963 089 311
Còn căn gác xép xập xệ này là góc học tập, đồng thời là nơi ngủ của 2 chị em Lệ và Hoa.